Thứ Sáu Tuần 20 Thường Niên - Năm C

Thứ Sáu Tuần 20 Thường Niên - Năm C

Đức Giêsu đã tóm Luật Môsê trong động từ yêu mến. Và Ngài đã hoàn thiện Luật này bằng cách đẩy yêu mến đến cùng. Kitô hữu chẳng những yêu mến Thiên Chúa với trọn con người mình, mà còn được mời yêu mến Đức Giêsu trên mọi thụ tạo khác, trên mọi của cải, trên những người ruột thịt, và trên cả mạng sống. Kitô hữu là người mang mối tình sâu đậm với Đức Giêsu, “Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi” (Gl 2, 20), đến nỗi họ có thể tuyên xưng như Phêrô: “Thầy biết con mến Thầy.”

Thứ Năm Tuần 20 Thường Niên - Năm C

Thứ Năm Tuần 20 Thường Niên - Năm C

Ai là người sẽ được mời tiếp theo, khi những người trước tỏ ra bất xứng? Nhà vua đã đưa ra một quyết định rất bất ngờ. “Hãy đi ra các ngả đường, gặp ai cũng mời hết vào tiệc cưới” (c. 9). Như thế phòng tiệc bây giờ vẫn đầy người được mời, có cả tốt lẫn xấu. Dụ ngôn trên đây lại được kết nối với một dụ ngôn khác. Chúng ta ngạc nhiên khi thấy nhà vua đi vào phòng tiệc để quan sát cách ăn mặc của những vị khách đến từ đường phố (c. 11). Có người không mặc y phục lễ cưới và đã bị trừng phạt nặng nề (c. 13).

Thứ Tư Tuần 20 Thường Niên - Năm C

Thứ Tư Tuần 20 Thường Niên - Năm C

Thiên Chúa giàu sang nên có quyền rộng rãi thi ân cho kẻ Người muốn. Chẳng ai có thể bắt Người phải đối xử công bình theo kiểu con người. Chẳng ai có quyền hạch hỏi Người vì Người quá sức độ lượng (c.12). “Hay mắt của anh xấu xa vì tôi tốt lành” (c. 15). Con mắt xấu xa là con mắt khó chịu vì kẻ khác bằng mình, dù không đáng, ghen tỵ với may mắn và hạnh phúc bất ngờ của người khác.

Thứ Ba Tuần 20 Thường Niên - Năm C

Thứ Ba Tuần 20 Thường Niên - Năm C

Thầy Giêsu dùng một hình ảnh ngoa dụ, cường điệu, để diễn tả việc người giàu khó vào Nước Trời, khó hơn con lạc đà rất to chui qua lỗ kim rất nhỏ. Dĩ nhiên lạc đà thì chẳng thể nào chui qua lỗ kim được, nhưng người giàu thì vẫn có thể được vào Nước Trời, dù rất khó khăn, “vì đối với Thiên Chúa, thì mọi sự đều có thể được” (c. 26).

Thứ Hai Tuần 20 Thường Niên - Lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời

Thứ Hai Tuần 20 Thường Niên - Lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời

Tiếng chào ấy đã làm thai nhi Gioan nhảy mừng trong lòng mẹ (c. 44) và làm bà Êlisabét ngỡ ngàng chúc tụng tán dương (cc. 42-45). Maria cũng hân hoan cất lời ngợi khen Thiên Chúa (cc. 46-47). Bầu khí gặp gỡ là bầu khí của Thánh Thần. Maria đầy Thánh Thần từ khi cưu mang Đức Giêsu (Lc 1, 35). Êlisabét đầy Thánh Thần từ khi nghe Maria chào (Lc 1, 41).

Chúa Nhật Tuần 20 Thường niên - Năm C

Chúa Nhật Tuần 20 Thường niên - Năm C

Trong cái nhìn của thánh Luca, lửa mà Ðức Giêsu muốn làm bùng lên trên toàn cầu, chắc là thứ lửa của Phép Rửa trong Thánh Thần (Cv 1,5). Lửa này đã ngự xuống từng người vào lễ Ngũ Tuần (Cv 2,3). Lễ Ngũ Tuần quả là Phép Rửa trong lửa, nhưng đó mới chỉ là một khai mở ban đầu. Còn cần vô số những lễ Ngũ Tuần khác trên thế giới.

Thứ Bảy Tuần 19 Thường niên - Năm C

Thứ Bảy Tuần 19 Thường niên - Năm C

Trẻ em có chỗ vì chúng hồn nhiên sống lệ thuộc vào cha mẹ, và đón nhận mọi sự từ người khác với lòng biết ơn. Những người lớn muốn vào Nước Trời phải nên giống chúng. Đây là một tiến trình khó khăn và lâu dài, vì người lớn phải quay lại, phải hoán cải để trở nên đơn sơ như trẻ thơ, phải tự hạ mình xuống, bỏ đi những tự hào, tự mãn về mình (Mt 18, 3-4).

Thứ Sáu Tuần 19 Thường niên - Năm C

Thứ Sáu Tuần 19 Thường niên - Năm C

“Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phép phân ly.” Lời của Đức Giêsu đã vang vọng qua hai mươi thế kỷ, và vẫn thường được chọn để in trên thiệp cưới. Phải chăng người ta ngầm nhắc nhau rằng ly dị là từ không nên có trong từ điển của các đôi vợ chồng. Tiếc thay số vụ ly hôn nơi các kitô hữu đã gia tăng đáng kể. Sống với nhau đến đầu bạc răng long trở thành một giấc mơ.

Thứ Năm Tuần 19 Thường niên - Năm C

Thứ Năm Tuần 19 Thường niên - Năm C

Món quà tôi nhận được từ Cha phải trở thành món quà tôi trao cho anh em. Trong cuộc sống, chúng ta là con nợ của nhau, người này nợ người kia. Trước những xúc phạm của người anh em trong cộng đoàn, Phêrô nghĩ phải chăng nên tha đến bảy lần. Đức Giêsu mời ta tha đến bảy mươi lần bảy, nghĩa là tha đến vô cùng. Ngài mời ta đi vào chỗ sâu nhất trong trái tim Thiên Chúa. Sự tha thứ bắt nguồn từ tấm lòng, từ trái tim (c. 35). Một trái tim tàn nhẫn chỉ biết đến một sự công bằng cứng cỏ

“Lửa và gươm” (Bài suy niệm CN XX TN năm C của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

“Lửa và gươm” (Bài suy niệm CN XX TN năm C của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

Đức Giêsu đã dùng hình ảnh lửa và gươm để diễn tả những gian nan thử thách mà những ai tin vào Người sẽ phải trải qua. Khi nói đến lửa và gươm là người ta nghĩ đến chiến tranh, bạo lực, chia rẽ và xung đột. Những ai tin vào Đức Giêsu, phải dành cho Người một mối tình chung thuỷ và ưu tiên, đôi khi phải vượt lên những mối liên hệ huyết thống thiêng liêng.

Thứ Tư Tuần 19 Thường niên - Năm C

Thứ Tư Tuần 19 Thường niên - Năm C

Khi nghĩ đến cái chết sắp đến của mình, Đức Giêsu lại nghĩ đến thân phận hạt lúa mì. Ngài nói một điều mà ai cũng biết như một định luật tự nhiên, một điều chẳng làm ai ngỡ ngàng kinh ngạc. “Nếu một hạt lúa rơi xuống đất và không chết đi, nó trơ trọi một mình; nhưng nếu nó chết đi, nó mới mang nhiều hoa trái” (c. 24).

Thứ Ba Tuần 19 Thường niên - Năm C

Thứ Ba Tuần 19 Thường niên - Năm C

Muốn trở nên như trẻ em, cần phải trở lại, nghĩa là quay lại, hoán cải. Chỉ người lớn nào dám đổi hướng sống, mới có thể trở nên trẻ thơ. Chỉ ai dám rũ bỏ đam mê về quyền lực và tiếng tăm, về địa vị và chỗ đứng, người ấy mới có thể vào Nước Trời. Nước Trời là Nước của trẻ thơ, và những ai trở nên giống trẻ thơ nhờ hoán cải.


Các tin khác

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM
THÁNH CA
HỌC HỎI LỜI CHÚA
  •   Đang truy cập 205
  •   Máy chủ tìm kiếm 4
  •   Khách viếng thăm 201
 
  •   Hôm nay 29,042
  •   Tháng hiện tại 79,975
  •   Tổng lượt truy cập 81,387,951