"Chiếc lá cuộc đời" (Bài suy niệm Tin mừng Chúa nhật lễ lá của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

"Chiếc lá cuộc đời" (Bài suy niệm Tin mừng Chúa nhật lễ lá của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

Nghi thức khai mạc Tuần Thánh được gọi là “Lễ Lá”. Tuy cành lá chỉ chiếm vị trí rất khiêm tốn trong nghi thức, nhưng được dùng làm tên gọi cho Thánh lễ long trọng này. Thực ra, chỉ một chi tiết nhỏ trong Bài Thương Khó liên quan đến lá. Cả bốn tác giả Phúc Âm đều kể lại biến cố Đức Giêsu vào thành thánh. Thánh Matthêu và Mác-cô nhắc đến việc dân chúng rải lá trên đường để Đức Giêsu đi qua. Riêng thánh Gioan lại tường thuật việc người dân cầm cành thiên tuế để đón Người. Những lời tung hô của người dân cho thấy, họ nhận ra nơi vị Ngôn sứ thành Nagiarét hình ảnh của vua Đavít, một vị vua luôn là niềm tự hào của dân tộc Do Thái.

T5    5 MC   Ga 8,51 59

Thứ Năm Tuần V Mùa Chay - Năm B

Bài Tin Mừng hôm nay kết thúc bằng việc Đức Giêsu bị ném đá. Nhưng Ngài đã ẩn mình đi và ra khỏi Đền thờ (c. 59). Ném đá là hình phạt của người Do thái chủ yếu dành cho kẻ phạm thượng. Đức Giêsu đã làm gì để bị coi là mắc tội phạm thượng, nghĩa là tội coi thường quyền tối thượng của Thiên Chúa? Trước hết Đức Giêsu đặt mình lên trên tổ phụ đáng kính Abraham. Ngài biết ông Abraham vui sướng mừng rỡ vì hy vọng được thấy ngày của Ngài, thấy những việc Ngài làm đây (c. 56).

maxresdefault

Thứ Tư Tuần V Mùa Chay - Năm B

Con người trở nên nô lệ cho chính những sản phẩm tinh tế của mình, và nhất là không thể giải phóng mình khỏi cái tôi ích kỷ. Tự do mãi mãi là khát vọng của con người. Con người vẫn chờ một Đấng Giải Phóng để mình được thật sự tự do. Những người Do Thái đang tranh luận gay gắt với Đức Giêsu. Họ hãnh diện vì mình thuộc dòng dõi ông Abraham, nên cho mình là người tự do, chưa hề làm nô lệ cho ai bao giờ (c. 33). Đức Giêsu lại nhìn tự do theo một chiều hướng khác. Ai phạm tội thì làm nô lệ cho tội, người ấy không có tự do (c. 34).

thanh giuse 19 03

Thánh Giuse - Bạn Trăm Năm Đức Maria

Điều khiến cho Giuse có một chỗ đứng độc đáo trong lịch sử cứu độ đó là việc ông đón Maria đang mang thai về nhà mình làm vợ chính thức. Đơn giản là ông chấp nhận làm đám cưới với Maria. Đón Maria làm vợ cũng là nhận cả thai nhi trong bụng mẹ làm con. Giuse là cha khi ông chấp nhận đứng ra đặt tên cho con trẻ (c. 21). Ai có thể biết được điều gì sẽ xảy ra nếu Giuse cứ muốn âm thầm ly dị Maria? Giuse đã là chỗ dựa sống còn của ơn cứu độ, là nơi nương tựa của Mẹ và Con.

25

Thứ Hai Tuần V Mùa Chay - Năm B

Ta cần hình dung người phụ nữ ấy, xốc xếch, rối bù, bị lôi đi, mắt cúi xuống tránh những cái nhìn khinh miệt. Trời tang tảng sáng, nơi Ðền Thờ Giêrusalem, Ðức Giêsu đang ngồi giảng dạy cho đám đông. Chị ta bị đặt trước mặt Ngài, đứng ngay giữa. Các kinh sư và pharisêu hí hửng với cái bẫy của mình. Người phụ nữ này thật là một cơ may hiếm có để họ có bằng chứng tố cáo Ngài.

CN5

Chúa Nhật Tuần V Mùa Chay - Năm B

"Nếu hạt lúa rơi vào lòng đất, mà không chết đi thì nó vẫn trơ trọi một mình. Còn nếu nó chết đi thì mới sinh nhiều bông hạt" Chẳng ai trong chúng ta ngạc nhiên khi nghe câu trên. Ðó là luật tự nhiên chi phối cây cỏ, nhưng lắm khi tôi thấy khó áp dụng cho mình. Tại sao tôi phải chết để người khác được sống?

Chầu Thánh Thể

Các mẫu Chầu Thánh Thể vào Thứ Năm Tuần Thánh 2024

Ban biên tập xin gửi tới quý Cộng đoàn một số MẪU CHẦU THÁNH THỂ của tối THỨ NĂM TUẦN THÁNH 2024 dành cho các giới: Thiếu nhi Thánh Thể, Giới Trẻ, Giới Gia Trưởng, Giới Hiền Mẫu và một mẫu chung cho Cộng đoàn do Hội Dòng Nữ Đa Minh Thái Bình biên soạn.

"Triết lý hạt lúa mỳ" (Bài suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật V mùa Chay- Năm B)

"Triết lý hạt lúa mỳ" (Bài suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật V mùa Chay- Năm B)

Lời Chúa Giêsu trong Tin mừng Chúa nhật V mùa Chay năm B (Ga 12, 20-33) cho một giáo huấn rất đặc biệt như kim chỉ nam của đời sống người tín hữu. Giáo huấn đó có thể gọi là triết lý hạt lúa mỳ. Triết lý này được diễn tả trong Ga 12,24: "Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình; nhưng nếu nó thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt."

57

Thứ Bảy Tuần IV Mùa Chay - Năm B

Bài Tin Mừng hôm nay lại tiếp tục cuộc tranh luận về căn tính của Đức Giêsu. Đức Giêsu gây ra một sự chia rẽ trong dân chúng đang nghe Ngài giảng tại Đền thờ Giêrusalem (cc. 40-45). Có những người tin Ngài là Vị Ngôn sứ được ông Môsê tiên báo (Đnl 18, 15). Có người lại cho Ngài là Đấng Kitô (c.41). Có người không đồng ý như thế, vì Đức Giêsu xuất thân từ Galilê, còn Đấng Kitô thì phải xuất thân từ Bêlem, quê của vua Đavít (c.42). Thật ra chuyện gốc Đức Giêsu ở đâu, chẳng quan trọng mấy.

64

Thứ Sáu Tuần IV Mùa Chay - Năm B

Lễ Lều là một đại lễ hàng năm qui tụ đông đảo dân chúng lên Đền thờ. Đây là một lễ rất vui, kéo dài cả tuần (Lv 23, 34-36). Mục đích chính là để tạ ơn Chúa vì hoa trái mùa màng Ngài ban, và còn để nhớ lại tình thương Chúa trong thời gian 40 năm đi trong hoang địa. Lễ Lều là một lễ hội tưng bừng và long trọng bậc nhất. Những người tham dự cắm trại trong các lều làm bằng cành lá, được dựng trên mái nhà, gần nhà hay ngoài đồng.

54

Thứ Năm Tuần IV Mùa Chay - Năm B

Để hiểu được bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta cần đọc từ đầu chương năm. Đức Giêsu chữa anh bất toại bên hồ nước gần Đền thờ Giêrusalem (cc. 1-9). Anh được khỏi và vác chõng đi vào ngày sabát theo lệnh Đức Giêsu. Chuyện đó dẫn đến việc người Do thái chống đối Ngài (c. 16). Khi nghe Ngài nói: “Cho đến nay, Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc” họ tìm cách giết Ngài, vì cho rằng Ngài mắc tội phạm thượng, dám gọi Thiên Chúa là Cha và coi mình ngang hàng với Thiên Chúa (c. 18).

44

Thứ Tư Tuần IV Mùa Chay - Năm B

Mùa Chay, ta hãy đến với Giêsu, người Con yêu dấu, người được Cha sai. Hãy sống lệ thuộc vào Thiên Chúa để được tự do hoàn toàn như Giêsu. Tôi không đi qua tôi, để lại gì? Ta sẽ để lại được nhiều điều cho đời, nhờ biết vượt qua mình như Giêsu.

"Giao ước mới" (Bài suy niệm Chúa nhật 5 Mùa Chay - Năm B của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

"Giao ước mới" (Bài suy niệm Chúa nhật 5 Mùa Chay - Năm B của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

Theo nghĩa thông thường, “Giao ước” là sự cam kết, giao kèo giữa hai cá nhân hoặc hai tập thể. Mỗi bên đều có bổn phận tuân giữ những quy định được ghi rõ trong cam kết này, và bên nào vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Trong truyền thống Kinh Thánh, “Giao ước” là hiệp định ký kết bằng cách cả hai bên phải đi vào giữa hai phần những con vật được sát tế và xẻ đôi. Giao ước đối với toàn dân Israen là Giao ước cũ (còn gọi là Cựu ước), được thực hiện tại núi Sinai qua việc ông Môisen rảy máu tế vật lên bàn thờ và trên dân. Giao ước giữa Thiên Chúa và dân của Chúa không chỉ là kết quả của sự thoả thuận của hai bên, mà còn là đặc ân vô điều kiện của Thiên Chúa (Từ điển Công giáo, Tr. 334)


Các tin khác

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM
THÁNH CA
HỌC HỎI LỜI CHÚA
  •   Đang truy cập 249
  •   Máy chủ tìm kiếm 23
  •   Khách viếng thăm 226
 
  •   Hôm nay 48,319
  •   Tháng hiện tại 153,539
  •   Tổng lượt truy cập 81,461,515