"Hy lễ" (Bài suy niệm Tin mừng Chúa nhật 2 Mùa Chay-Năm B của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

"Hy lễ" (Bài suy niệm Tin mừng Chúa nhật 2 Mùa Chay-Năm B của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

Trong nguyên ngữ, “Hy lễ” được giải thích là “Phẩm vật của con người dâng lên thần thánh để biểu lộ lòng tôn kính, cảm tạ, xin ơn và đền tội”. Trong Cựu ước, “Hy lễ” là những phẩm vật được dâng lên Thiên Chúa. Ví dụ: Abel dâng lên Thiên Chúa của đầu mùa trong sách Sáng thế chương 4, câu 4 (Trích dẫn Từ điển Công giáo, Tr 449).

Thu 4 chay 1 lc 11 29 32

Thứ Tư Tuần I Mùa Chay - Năm B

Khi đọc chuyện ông Giôna người Galilê, ai cũng nhớ ông đã bị cá nuốt ba ngày.Sau đó ông lại được cá khạc ra trên đất liền mà vẫn còn sống. Nhưng điều đáng nhớ hơn là sau kinh nghiệm đó Giôna đã biết vâng phục Chúa. Ông chấp nhận đi giảng cho dân Ninivê, một dân ngoại ở vùng là Irắc bây giờ. Thật không ngờ, lời rao giảng của ông đã kéo cả nước vào một cuộc hoán cải, Từ vua đến dân, thậm chí cả súc vật, đều ăn chay, sám hối việc mình làm. Thái độ của họ đã làm Đức Chúa đổi ý, không đoán phạt nữa. Đức Chúa không muốn trừng phạt, Ngài chỉ mong con người sám hối.

Thu 3 chay 1 mt 6 7 15 2

Thứ Ba Tuần I Mùa Chay - Năm B

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu nhắc chúng ta nhớ rằng cầu nguyện không phải là dùng những lời kinh như một thứ ma thuật, để lèo lái hay cưỡng bách Thiên Chúa phải theo ý mình. Cầu nguyện là mềm mại để uốn mình theo ý Chúa. Sức mạnh của cầu nguyện không nằm ở chỗ lắm lời, vì không phải cứ nói nhiều là được ưng nhậm (c. 7). Cầu nguyện cũng không phải là thông tin cho Ngài biết về tình trạng của ta, sợ rằng nếu ta không nói thì Ngài không biết (c. 8). Thật ra, Thiên Chúa đã biết trước nhu cầu của từng người rồi.

2

Thứ Hai Tuần 1 Mùa Chay - Năm B

“Thiên Chúa gọi tôi để làm giảm cơn khát của Đức Giêsu bằng cách phục vụ Ngài nơi người nghèo nhất trong số các người nghèo.” Chị Têrêsa được ơn gặp Đức Giêsu Kitô đang đói khát, đang ở khu ổ chuột. Chị đã cho Ngài tất cả và chị không bao giờ phải ân hận về chuyện đó. Bài Tin Mừng hôm nay hẳn đã chi phối đời của chân phước Têrêsa Calcutta. Bài này cũng hợp với Mùa Chay, mùa chia sẻ, mùa làm việc bác ái.

CN I MC 3 scaled

Chúa Nhật Tuần I Mùa Chay - Năm B

Mỗi khi bắt đầu mùa Chay, Hội Thánh lại mời chúng ta vào hoang địa với Ðức Giêsu. Chính Thánh Thần đã dẫn đưa Ngài đến nơi đó, ngay sau khi Ngài chịu phép rửa của Gioan và nhận được Thánh Thần để lên đường đi sứ vụ. Bốn mươi ngày sống trong cô tịch và cầu nguyện. Một cuộc tĩnh tâm để định hướng tương lai, qua đó Ðức Giêsu thấy rõ con đường Ngài phải đi, và qua đó Ngài cũng thấy mình bị Xatan cám dỗ.

d36b867ada4b0015595a3

Thứ Bảy sau Lễ Tro

Việc Thầy Giêsu kêu gọi anh Lêvi làm môn đệ phải được coi là một cuộc cách mạng lớn vào thời bấy giờ. Chẳng ai gọi một người thu thuế bị xã hội khinh miệt vào nhóm của mình. Làm thế là hạ giá chính Thầy và cả nhóm môn đệ. Đức Giêsu đã vượt qua những biên giới ngăn cách rạch ròi giữa tội lỗi và công chính, giữa thanh sạch và ô nhơ.

9f1154010830d26e8b214

Thứ Sáu sau Lễ Tro

Có một sự khác biệt về lối sống giữa Gioan Tẩy giả và Đức Giêsu. Gioan sống khổ hạnh nơi hoang địa, ông lôi kéo người ta đến với ông. Ông dọa tội nhân về cơn thịnh nộ mà Thiên Chúa sắp giáng xuống. Còn Đức Giêsu thì đến với những kẻ tội lỗi, bị xã hội loại trừ, ăn uống vui vẻ với họ vì Nước Trời đã đến rồi (Mt 11, 18-19).

9c29e739bb08615638195

Thứ Năm sau Lễ Tro

Thánh giá là cái giá Ngài trả cho cả một đời dám sống cho Cha và cho con người, đặc biệt những người yếu thế. Thánh giá nằm trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa Cha, nhưng thánh giá cũng là kết quả của lựa chọn căn bản của Đức Giêsu. Ngài đã chết như thế vì Ngài đã dám sống như thế. Đức Giêsu dần dần ý thức rằng nếu Ngài cứ tiếp tục làm chướng mắt giới lãnh đạo Do thái giáo, gồm các kỳ mục, các thượng tế và các kinh sư (c. 22), thì cái chết như Gioan Tẩy giả là điều Ngài sẽ không tránh khỏi.

maxresdefault

Thứ Tư Lễ Tro

Cứ đến Thứ Tư Lễ Tro là chúng ta lại được nghe bài Tin Mừng này. Đức Giêsu nói đến ba việc đạo đức quan trọng của người Do Thái: cầu nguyện, bố thí, ăn chay. Chẳng phải cứ đợi đến Mùa Chay chúng ta mới làm ba việc đó. Nhưng Mùa Chay là thời gian thuận lợi để ta tập trung chú ý hơn. Tập trung vào cầu nguyện là làm mới lại tương quan với Thiên Chúa, từ bỏ những gì làm tôi xa Chúa và dứt bỏ mọi tội lỗi quen phạm.

"Thời kỳ đã mãn" (Bài suy niệm Tin Mừng Chúa nhật I Mùa Chay- Năm B của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

"Thời kỳ đã mãn" (Bài suy niệm Tin Mừng Chúa nhật I Mùa Chay- Năm B của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

Năm nay (năm 2024), Mùa Chay khai mạc vào ngày mồng năm Tết Giáp Thìn. Bầu không khí náo nhiệt của xuân mới, đối với các Kitô hữu, trở nên trầm lắng qua nghi thức khai mạc Mùa Chay. Mùa Xuân là mùa đổi mới đất trời. Mùa Chay là mùa đổi mới lòng người. Cả mùa Xuân và Mùa Chay đều đong đầy ý nghĩa, giúp chúng ta đổi mới cuộc đời, canh tân sám hối và tin vào Tin Mừng như Chúa Giêsu mời gọi.

36

Thứ Ba Tuần VI Thường Niên - Năm B

Tin Mừng Máccô kể ba câu chuyện về việc Thầy trò vượt Biển hồ. Lần đầu, Thầy Giêsu đã ra lệnh cho sóng gió yên lặng khiến các môn đệ tự hỏi: Người này là ai…? (Mc 4, 35-41). Lần thứ hai, sau khi hóa bánh ra nhiều, Thầy đã đi trên mặt nước mà đến với họ. Nhưng lòng các môn đệ còn chai đá,họ không hiểu được chuyện bánh hóa nhiều (Mc 6, 45-52).

Thứ Hai Tuần VI Thường Niên - Năm B

Thứ Hai Tuần VI Thường Niên - Năm B

Đức Giêsu không mua niềm tin của đám đông bằng sự phản bội Cha. Ngài đã ở lại trên thập giá như một người có vẻ thua cuộc…Kitô giáo không đặt nền trên những chuyện dị thường, ma quái. Đức Giêsu đã làm phép lạ chữa bệnh và trừ quỷ vì Ngài chạnh lòng thương trước nỗi khổ đau của con người, vì Ngài muốn đáp lại lòng tin quá lớn của bệnh nhân, và vì Ngài muốn cho thấy Nước Thiên Chúa đã đến rồi.

Chúa Nhật Tuần VI Thường Niên - Năm B

Chúa Nhật Tuần VI Thường Niên - Năm B

Người phong trong bài Tin Mừng hôm nay khá đặc biệt. Anh dám liều đến gặp Ðức Giêsu và quỳ xuống trước mặt Ngài. Lời van xin của anh thật là một lời xin mẫu mực. "Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch". Nếu Ngài muốn: anh mời gọi lòng thương xót của Ngài. Anh để cho Ngài tự do chữa hay không tùy ý. Dù rất muốn khỏi bệnh, nhưng anh lại phó thác số phận mình cho ý Ngài muốn. Ngài có thể: anh tin tưởng vào quyền năng của Ngài.


Các tin khác

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM
THÁNH CA
HỌC HỎI LỜI CHÚA
  •   Đang truy cập 207
  •   Thành viên online 1
  •   Máy chủ tìm kiếm 9
  •   Khách viếng thăm 197
 
  •   Hôm nay 19,790
  •   Tháng hiện tại 1,150,152
  •   Tổng lượt truy cập 81,083,052