32

Thứ Hai Tuần III Mùa Chay - Năm B

Trong Mùa Chay Giáo Hội cho chúng ta nghe về kết cục khá bất ngờ và đau đớn của Đức Giêsu khi Ngài trở về với hội đường của làng Nazareth thân quen. Nơi đây Ngài gặp lại những người đồng hương. Họ ngỡ ngàng trước những lời Ngài giảng. Họ muốn Ngài làm những điều Ngài đã làm ở Caphácnaum (Lc 4, 23). Nhưng Đức Giêsu đã đáp lại bằng câu tục ngữ : “Không một ngôn sứ nào được chấp nhận nơi quê nhà của mình” (c. 24). Đức Giêsu tự nhận mình là một ngôn sứ. Như những ngôn sứ khác trong lịch sử Israel.

33

Chúa Nhật Tuần III Mùa Chay - Năm B

Trong các sách Tin Mừng, hiếm khi ta thấy Ðức Giêsu nổi giận. Ngài bình thản đón lấy nụ hôn phản bội của Giuđa. Ngài lặng lẽ trước những lời cáo gian buộc tội. Chính Ngài đã mời ta học nơi Ngài bài học hiền lành và khiêm nhượng. Vậy mà ở đây ta lại thấy Ðức Giêsu dùng roi để đuổi những người buôn bán bồ câu, chiên bò

thu 7 mc3

Thứ Bảy Tuần II Mùa Chay - Năm B

Người con cả cũng hỗn hào với cha không kém gì đứa em (c. 30). Em bỏ nhà ra đi nên đói, còn anh không chịu vào nhà nên cũng có thể bị đói. Anh phục vụ cha rất tốt nhưng lại mong cha trả công như người thợ (c. 29). Anh ở gần cha, nhưng thực sự trái tim lại xa cha. Khi cha vui vì em trở về thì anh lại buồn giận.

Mt 21 33 43  45 46 2

Thứ Sáu Tuần II Mùa Chay - Năm B

Khi kể dụ ngôn này Đức Giêsu muốn nói mình chính là người con ấy, người Con của ông chủ vườn nho là Thiên Chúa. Ngài tiên báo về cái chết sắp đến của mình bởi tay những tá điền sát nhân là các nhà lãnh đạo Do thái giáo đương thời. Cái chết của Đức Giêsu nằm trong chuỗi những cái chết của các ngôn sứ là các đầy tớ đã được Thiên Chúa sai đến với dân Ítraen trong dòng lịch sử. Tuy nhiên, cái chết ấy đặc biệt cao quý vì là cái chết của chính Người Con. Hơn thế nữa, cái chết ấy không phải là một dấu chấm hết. Nó là cánh cửa mở ra một trang mới của lịch sử,

chua nhat XXVI

Thứ Năm Tuần II Mùa Chay - Năm B

Hãy tập nhìn xuống để thấy bao người dưới mình. Chia sẻ là lấp vực thẳm, nâng người khác lên bằng mình. Ước gì chúng ta để cho Lời Chúa hoán cải, để thấy trách nhiệm của mình trước những Ladarô nằm ngay nơi cửa, trong khu xóm… Chỉ cần bớt chút dư thừa, xa xỉ của chúng ta cũng đủ làm nhiều người no nê hạnh phúc.

Mt 20 17 28

Thứ Tư Tuần II Mùa Chay - Năm B

“Giữa anh em thì không được như vậy,” anh em không được theo thói đời. Thầy Giêsu dạy các môn đệ điều ngược đời: kẻ làm lớn, làm đầu phải làm đầy tớ phục vụ cho anh em mình (cc. 26-27). Tấm gương lớn nhất là tấm gương Thầy phục vụ (c. 28). Cuộc Khổ nạn sắp đến là việc phục vụ khiêm hạ nhất của Thầy. Lần đầu tiên Đức Giêsu cho biết ý nghĩa cái chết sắp đến của mình, cái chết như giá chuộc để cứu độ muôn người (c. 28).

3

Thứ Ba Tuần II Mùa Chay - Năm B

Bài Tin Mừng hôm nay được đọc trong Mùa Chay không phải để chúng ta nghiền ngẫm thói hư của một số người Pharisêu, nhưng để chúng ta soi gương họ mà nhận ra mình. Chẳng có thói đạo đức giả nào của họ mà ta được miễn nhiễm.

Lc 6 36 38 1

Thứ Hai Tuần II Mùa Chay - Năm B

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu mời các môn đệ “Hãy có lòng nhân từ như Cha anh em là Đấng nhân từ” (c. 36). Như thế nhân từ là nét đặc biệt nơi Thiên Chúa. Nhân từ nằm ở nơi khuôn mặt và ngay nơi trái tim của Ngài. Như tín đồ của các tôn giáo khác, Kitô hữu phải sống lòng nhân. Nhưng hơn nữa, ở đây, Đức Giêsu mời gọi chúng ta bắt chước lòng nhân từ của chính Thiên Chúa, một lòng nhân từ không bị giới hạn bởi bất cứ ngăn cách nào.

CN 2 800x445

Chúa Nhật Tuần II Mùa Chay - Năm B

Hôm nay, Thầy dẫn ba môn đệ thân tín lên ngọn núi cao, nơi Thầy quen gặp Cha, Đấng sai Thầy. Chính nơi đây Thầy đã được Cha biến đổi hình dạng. Không phải chỉ khuôn mặt, nhưng toàn bộ con người. Cả con người Thầy rạng ngời ánh vinh quang thần linh. Cả y phục của Thầy cũng mang sắc trắng của thiên giới. Vị Thầy thân quen của họ như bước ra từ một thế giới khác. Rồi có hai nhân vật đáng kính là Êlia và Môsê xuất hiện.
Các vị này trò chuyện với Thầy Giêsu.

Thứ Bảy Tuần I Mùa Chay - Năm B

Thứ Bảy Tuần I Mùa Chay - Năm B

Đức Giêsu dạy các môn đệ yêu kẻ thù (c. 44), Nhưng vào sau năm 70, kẻ thù của các môn đệ là ai? Là quân xâm lược Rôma, là thế giới dân ngoại đang bắt đạo (Mt 10, 22). Là những người đồng hương thuộc hội đường đang ngược đãi các Kitô hữu. Là những ai không phải là anh em, nghĩa là những ai không tin Đức Giêsu. Đức Giêsu mời ta vượt qua khuynh hướng tự nhiên là chỉ yêu kẻ yêu mình.

6

Thứ Sáu Tuần I Mùa Chay - Năm B

Mùa Chay là thời gian dành cho việc làm hòa với người anh em. Đây là công việc vừa quan trọng, vừa cấp bách. Quan trọng đến nỗi đòi ta để của lễ lại trước bàn thờ và đi làm hòa với người anh em đó, rồi mới trở lại dâng của lễ. Tương quan với Thiên Chúa cần được diễn ra trong bầu khí hòa thuận. Chúa chỉ nhận lễ vật khi trái tim ta bình yên.

5

Thứ Năm Tuần I Mùa Chay - Năm B

Đức Giêsu khẳng định: xin sẽ được cho, tìm thì sẽ thấy, gõ sẽ được mở. Thiên Chúa luôn luôn đáp lại mong đợi của con người, nhưng không nhất thiết Ngài phải cho con người đúng điều nó muốn, vào đúng lúc và theo đúng cách con người muốn. Con người phải tập đào sâu và thanh luyện ao ước của mình, tập uốn ý mình theo ý của Thiên Chúa.

"Hy lễ" (Bài suy niệm Tin mừng Chúa nhật 2 Mùa Chay-Năm B của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

"Hy lễ" (Bài suy niệm Tin mừng Chúa nhật 2 Mùa Chay-Năm B của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

Trong nguyên ngữ, “Hy lễ” được giải thích là “Phẩm vật của con người dâng lên thần thánh để biểu lộ lòng tôn kính, cảm tạ, xin ơn và đền tội”. Trong Cựu ước, “Hy lễ” là những phẩm vật được dâng lên Thiên Chúa. Ví dụ: Abel dâng lên Thiên Chúa của đầu mùa trong sách Sáng thế chương 4, câu 4 (Trích dẫn Từ điển Công giáo, Tr 449).


Các tin khác

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM
THÁNH CA
HỌC HỎI LỜI CHÚA
  •   Đang truy cập 216
  •   Máy chủ tìm kiếm 12
  •   Khách viếng thăm 204
 
  •   Hôm nay 50,462
  •   Tháng hiện tại 1,060,599
  •   Tổng lượt truy cập 80,993,499