Sự chuyển hóa của lớp từ ngữ Công Giáo vào Tiếng Việt toàn dân

Thứ ba - 06/06/2023 09:55      Số lượt xem: 1352

Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu về sự chuyển hóa một số từ Công Giáo sang Tiếng Việt thông dụng được dẫn chứng trong một số tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại tiêu biểu. Có thể xem công trình nghiên cứu vừa là tiếng nói giao thoa giữa ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam với đạo Công Giáo, vừa là “trường hợp thử nghiệm” cho một hướng nghiên cứu mới về ngôn ngữ tôn giáo.

SỰ CHUYỂN HÓA CỦA LỚP TỪ NGỮ CÔNG GIÁO VÀO TIẾNG VIỆT TOÀN DÂN

SỰ CHUYỂN HÓA CỦA LỚP TỪ NGỮ CÔNG GIÁO
VÀO TIẾNG VIỆT TOÀN DÂN
(Trên cơ sở ngữ liệu một số tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại)
Linh mục Giuse Vũ Văn Khương
 
Abstract: This article presents the results of research on the transformation of some Catholic words into common Vietnamese language as evidenced in some prominent modern Vietnamese literary works. The study can be seen both a voice of interaction between Vietnamese language and culture with Catholicism and a “test case” for a new research direction in the language of religion.
 
Keywords: Linguistics, language and religion, Catholic terms (Catholic lexicology), jargon.
 
Dẫn nhập

Công giáo bắt nguồn từ Trung Á, vùng đất Israel và Palestin ngày nay, nhưng ngay từ khi ra đời đã phát triển mạnh mẽ ở châu Âu, đến độ được coi là thiết lập nên nền văn minh Kitô giáo tại châu lục này. Vì thế, khi vào Việt Nam (đầu thế kỉ XVI), dù mang nguồn gốc châu Á, nhưng tôn giáo này bị gọi là Hoa Lang đạo, với cách hiểu ban đầu là đạo của người Bồ Đào Nha, nhưng sau hiểu theo nghĩa rộng là đạo của người Tây phương. Từ ngữ này phản ảnh sự “xa lạ” phân biệt Tây phương và Đông phương, trong khi Việt Nam thuộc văn hóa Đông phương. Quả vậy, nếu mang những thuộc tính của tôn giáo này đối chiếu với văn hóa bản địa đã được tiếp xúc với Tam Giáo (Nho, Phật, Lão) thì giáo nghĩa của Công giáo hoàn toàn mới mẻ. Đấy là chưa nói đến sự khác biệt ngôn ngữ của các nhà truyền giáo. Vậy, làm thế nào để tôn giáo này được đón nhận? Cần có một quá trình hội nhập giáo nghĩa qua trung gian ngôn ngữ. Nói cách khác, sự tiếp nhận văn hóa và giáo nghĩa Công giáo vào văn hóa bản địa cũng chính là sự chuyển hóa các từ ngữ Công giáo từ ngôn ngữ của cộng đồng xã hội cá biệt (biệt ngữ) vào trong ngôn ngữ của cộng đồng lớn hơn, thậm chí là ngôn ngữ toàn dân. Cho đến nay, hoạt động chuyển hóa này ít được nghiên cứu đối với các từ ngữ Công giáo tại Việt Nam.
 
Kết luận

 
1. Cũng như các lớp biệt ngữ khác, từ ngữ Công giáo có xu hướng chuyển hóa vào tiếng Việt toàn dân, cộng tác trong việc làm tròn sứ mệnh giao tiếp của tiếng Việt toàn dân, trở thành một bộ phận của tiếng Việt nói chung.
 
2.  Trong phạm vi nghiên cứu sự chuyển hóa vào tiếng Việt toàn dân của lớp từ ngữ Công giáo tại Việt Nam, chúng tôi nhận thấy có những từ ngữ không thay đổi về ý nghĩa tôn giáo, ví dụ: cha sở, đất thánh, Thiên Chúa, đạo dòng..., Nhưng cũng có những từ ngữ thay đổi ý nghĩa so với ý nghĩa trong tôn giáo, ví dụ: Xưng tội vốn là biệt ngữ Công giáo có nghĩa “người giáo dân kể tội với linh mục trong một nghi thức tôn giáo để được tha tội” khi đi vào từ ngữ toàn dân đã có sự thay đổi về nghĩa thành “tự kể tội với người khác (không phải trong nghi thức tôn giáo và không phải để được tha tội)”, Quan thày từ ý nghĩa “vị thánh mà người tín hữu nhận khi Rửa tội để bảo trợ mình” khi đi vào từ ngữ toàn dân có nghĩa là “người (có thể là người thường mà không cần phải là vị thánh) có khả năng nâng đỡ mình”, Đất hứa từ ý nghĩa “miền đất Canaan mà Thiên Chúa hứa cho dân tộc Do Thái” trong từ ngữ toàn dân có nghĩa là “nơi hoặc điểm đến mơ ước”...
 
3. Chúng tôi cũng nhận thấy những đặc điểm Việt hóa khi tiếp nhận các từ ngữ nước ngoài trong lớp từ ngữ Công giáo tại Việt Nam, chẳng hạn như tác động đơn âm tiết hóa, giản lược các phụ âm kép, âm tiết hóa các âm tiết phụ âm của tiếng châu Âu...
 
Do giới hạn và phạm vi của bài viết, tác giả mong có dịp nghiên cứu các vấn đề trên, góp phần bổ sung cho mảng nghiên cứu về từ ngữ tôn giáo nói chung và từ ngữ Công giáo nói riêng.
 
NGỮ LIỆU
 
1. TLP: Truyện ngắn Thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản
2. MTTV: Truyện ngắn Một tuổi thơ văn, Nguyên Hồng, Nxb Kim Đồng, 2016.
3. NNTA: Hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, Nxb Văn học, 2016.
4. BV: Tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, Nxb Văn học, 2010.
5. TCM: Truyện ngắn Tư cách mõ của Nam Cao, in trong Tuyển tập Nam Cao, Nxb Văn học, tái bản năm 1996.
6. DH: Tmyện ngắn Dì Hảo của Nam Cao, in trong Tuyển tập Nam Cao, Nxb Văn học, tái bản năm 1996.
7. NTC: Truyện ngắn Nỗi truân chuyên của khách má hồng của Nam Cao, in trong Tuyển tập Nam Cao, Nxb Văn học, tái bản năm 1996.
8. ĐT: Truyện ngắn Đời Thừa của Nam Cao, in trong Tuyển tập Nam Cao, Nxb Văn học, tái bản năm 1996.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 1. Lê Đình Bảng (2010), Văn học Công giáo Việt Nam - những chặng đường, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
2. Các sách kinh nguyện của các giáo phận: Hải Phòng, Bùi Chu, Thái Bình, Bắc Ninh, Lạng Sơn (xuất bản nhiều thời kì khác nhau).
3. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiêu, Hoàng Trọng Phiến (1997), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
5. Crystal, David (1966), Language and religion, In: Sheppard, Lancelot (Ed.): Twentieth century Catholicism, New York: Howthom Books.
6. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Hội đồng Giám mục Việt Nam (2011), Từ điển Công giáo 500 mục từ, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Khang (2012), Ngôn ngữ học xã hội, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
9. Roland Jacques (2007), Những người Bồ Đào Nha tiên phong trong lĩnh vực Việt ngữ học - cho đến năm 1650, Nxb KHXH, Hà Nội.
 
Xem bài chi tiết


 

Tác giả bài viết: Lm. Giuse Vũ Văn Khương


 
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  Ẩn/Hiện ý kiến

 

Những tin cũ hơn

DC VC NVB Tach nen
BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM
THÁNH CA
HỌC HỎI LỜI CHÚA
  •   Đang truy cập 203
  •   Máy chủ tìm kiếm 6
  •   Khách viếng thăm 197
 
  •   Hôm nay 55,168
  •   Tháng hiện tại 1,065,305
  •   Tổng lượt truy cập 80,998,205