Trong trường hợp nguy hiểm, Mình Thánh Chúa được cất giữ ở đâu?

Thứ năm - 28/04/2022 14:45      Số lượt xem: 1662

Tại nước Pháp những ngày đầu năm bị đánh dấu bởi hàng hoạt những xúc phạm và nhiều lần Mình Thánh Chúa bị trộm cắp. Các bạn có biết “vì lý do nghiêm trọng” bộ Giáo luật quy định rằng Mình Thánh Chúa có thể được cất giữ ở một nơi khác ngoài nhà tạm?

phung vu
Cách đây vài ngày, giáo xứ Notre-Dame ở Raincy đã phải đưa ra một quyết định hiếm thấy nhưng đã được Giáo luật quy định: không giữ Mình Thánh Chúa trong nhà tạm chính của nhà thờ. Quyết định này đưa ra là để đáp lại hàng loạt những xúc phạm trong giáo phận Saint-Denis, nơi đã đưa đơn tố giác. Thực ra, trong đêm Chúa nhật ngày 9 và thứ Hai ngày 10 tháng Giêng, các nhà thờ ở Romainville và Bondy gần Raincy, đã bị trộm đột nhập.

Ngọn đèn đỏ bên cạnh nhà tạm là dấu hiệu thường xuyên cho thấy sự hiện diện của chúng ta trước mặt Chúa Kitô đích thực, thực tại và chân thực trong bánh được truyền phép. Đây là lý do tại sao Giáo hội khuyến khích các tín hữu tụ họp cầu nguyện xung quanh Ngài.

Giáo luật đã quy định rằng: “Nhà Tạm, nơi lưu giữ Mình Thánh Chúa phải được đặt tại một vị trí nổi bật và dễ nhìn thấy trong nhà thờ hay nhà nguyện, thiết đặt ở vị trí thuận tiện và thích hợp cho việc cầu nguyện” (Gl 938 §2).

Tuy nhiên, chính vì kho tàng được cất giữ trong nhà tạm là vô giá, nên Giáo hội luôn ý thức rằng cần phải chú ý hết sức để bảo vệ kho tàng đó. Do đó Giáo luật vạch ra tất cả các điều khoản cần phải được tôn trọng nhằm tránh cho Bí tích Thánh Thể khỏi bị xúc phạm, điều thường xảy ra nhất vì mối quan tâm đối với các bình thánh hơn là với chính Mình Thánh Chúa.
Trong trường hợp nghiêm trọng
Pascal Deloche / GODONG
Pascal Deloche / GODONG

Cất giữ chìa khóa nhà tạm cẩn thận, sở hữu một nhà tạm chắc chắn và cố định, được khóa chặt và không trong suốt - đó là những hướng dẫn hiện hành để tránh bất kỳ nguy cơ bị xúc phạm nào. Một đoạn trong bộ Giáo luật, ít được biết đến, cũng chỉ rõ:

Vì một lý do nghiêm trọng, Thánh Thể có thể được lưu giữ tại một nơi khác an toàn và tôn nghiêm hơn, nhất là ban đêm” (Gl 938 §4).

Không chỉ là ban đêm được viện dẫn như một tiêu chuẩn để phân định: người phụ trách nhà thờ (hầu hết là cha xứ) có thể phán đoán rằng ngay cả trong những lý do khác – nghiêm trọng – cũng có thể dẫn đến quyết định này. Trong trường hợp đó, hầu hết Mình Thánh Chúa được cất giữ trong một két sắt trong phòng thánh, hoặc trong tủ được bọc thép dùng đựng các đồ vật quý của giáo xứ.

Cũng như phần lớn các quy tắc của Luật Giáo hội, điều khoản này ít được dùng trong thời đại của chúng ta và trong đất nước của chúng ta: nó xuất phát từ kinh nghiệm của nhiều thế kỷ trước. Từ thời các Tông đồ, các tín hữu đã phải đối mặt với sự phá hoại. Gần đây, Giáo hội đã nâng các tu sĩ của dòng Casamari lên bậc tử đạo: vào năm 1799, vì muốn bảo vệ Mình Thánh Chúa khỏi cuộc tấn công của binh lính dưới sự chỉ đạo của cuộc cách mạng Pháp, họ đã bỏ mạng sống để tìm được mạng sống.

 
Tác giả: Valdemar De Vaux - Nguồn: Aleteia (14/01/2022)
Chuyển ngữ: G. Võ Tá Hoàng - Nguồn: Giáo Phận Qui Nhơn (21/01/2022)
 

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  Ẩn/Hiện ý kiến

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

DC VC NVB Tach nen
BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM
THÁNH CA
HỌC HỎI LỜI CHÚA
  •   Đang truy cập 164
  •   Máy chủ tìm kiếm 11
  •   Khách viếng thăm 153
 
  •   Hôm nay 13,851
  •   Tháng hiện tại 1,045,859
  •   Tổng lượt truy cập 79,794,543