Vị linh mục phát minh ra hiệu ứng slow motion cho ngành phim ảnh

Chủ nhật - 16/04/2023 12:09      Số lượt xem: 373

Cứ thử tưởng tượng bạn là một đạo diễn phim. Bạn muốn diễn đạt một thời khắc quan trọng cho người xem. Có lẽ nhân vật chính đang đối mặt với kẻ thù một mất một còn, hoặc đoàn tụ với người thân yêu tưởng chừng như đã đánh mất từ lâu. Thông thường có nhiều cách chuyển tải, nhưng nếu bạn chọn chuyển động chậm (slow motion) thì bạn đã có cùng “gu” với các nhà làm phim nổi tiếng thế giới như James Cameron, Akira Kurosawa, Sam Peckinpah, John Woo và Wes Anderson. Và tất cả đều phải cảm ơn linh mục August Musger.

2

Thời gian trên thực tế không hề chậm lại, chỉ là người xem sẽ có cảm giác như thế. Kỹ thuật slow motion được hầu hết các nhà làm phim sử dụng, và người phát minh hiệu ứng chiếu chậm - slow motion là một linh mục kiêm nhà vật lý học người Áo.

Cứ thử tưởng tượng bạn là một đạo diễn phim. Bạn muốn diễn đạt một thời khắc quan trọng cho người xem. Có lẽ nhân vật chính đang đối mặt với kẻ thù một mất một còn, hoặc đoàn tụ với người thân yêu tưởng chừng như đã đánh mất từ lâu. Thông thường có nhiều cách chuyển tải, nhưng nếu bạn chọn chuyển động chậm (slow motion) thì bạn đã có cùng “gu” với các nhà làm phim nổi tiếng thế giới như James Cameron, Akira Kurosawa, Sam Peckinpah, John Woo và Wes Anderson. Và tất cả đều phải cảm ơn linh mục August Musger.

ÐAM MÊ ĐIỆN ẢNH

Cha August Musger chào đời vào năm 1868 ở Eisenerz, một thị trấn khai khoáng cũ kỹ thuộc bang Styria, miền đông nam nước Áo. Là một học sinh xuất sắc từ thuở nhỏ, ngài luôn đạt kết quả học tập hạng ưu. Ngài chọn đi theo đời sống thánh hiến và được truyền chức linh mục vào năm 1890 tại giáo phận Graz-Seckau. Cha August bắt đầu nghiên cứu toán học, vật lý và hội họa trong thời gian này và dần dần đảm nhiệm vai trò giảng dạy các môn học trên tại Tiểu Chủng viện Graz vào năm 1899. Khi không đứng lớp, ngài lại tập trung vào mảng làm phim.

Vào đầu những năm 1900, điện ảnh vẫn còn là hình thái nghệ thuật mới mẻ, và theo trải nghiệm ban đầu thì có vẻ hơi “đáng ngại”. Năm 1896, phim L’arrivée d’un train en gare de La Ciotat (tạm dịch: Ðoàn tàu đến ga La Ciotat) của anh em nhà Lumière bị cho là khiến khán giả la hét vì sợ hãi. Thế nhưng, theo thời gian, điện ảnh ngày càng thu hút người xem. Rạp chiếu bóng đầu tiên đã được mở cửa vào ngày 19.6.1905 ở TP Pittsburgh, bang Pennsylvania (Mỹ), cho phép khán giả xem phim với giá 5 xu. Ðến năm 1907, khoảng 2 triệu người Mỹ từng lui tới rạp chiếu phim.

Tuy nhiên, kỹ thuật lúc đó vẫn còn quá sơ khai. Các máy chiếu sử dụng chuyển động gián đoạn, theo đó một cơ cấu giữ chặt khung hình trong một tích tắc của giây trước khi phim âm bản xuất hiện. Cỗ máy chiếu có màn trập cản sáng và gây ra những đoạn chớp đen giữa các khung hình, vốn là điều cần thiết để đánh lừa mắt và não bộ vào các chuyển động của hình ảnh. Nếu tất cả đều hoạt động trôi chảy, và thiết bị quay tay di chuyển với tốc độ ổn định vào khoảng 16 đến 24 khung hình/giây, mắt người sẽ khó bắt được khoảng chớp đen, nhưng chúng sẽ trở nên rõ ràng nếu phim di chuyển chậm. Và hình ảnh dễ bị lập lòe và giật.   

CHUYỂN ĐỘNG LIÊN TỤC

Cha Musger cho rằng mình có thể sửa chữa lỗi trên bằng cách tạo ra chuyển động liên tục, hoặc để phim di chuyển với màn trập mở bên trong máy chiếu. Nói thì dễ hơn làm. Chiếu phim mà không có màn trập khiến hình ảnh chiếu bị mờ, nên ngài nghĩ ra biện pháp “bù trừ quang học” cho chuyển động của bộ phim và đã thành công. Vị linh mục đăng ký phát minh cho thiết bị của mình vào năm 1904 và lần đầu tiên trình làng năng lực của thiết bị điều chỉnh vào năm 1907 ở Graz (nơi ngài sống) trên máy chiếu do K. Löffler sản xuất. Sau màn trình diễn, giáo sư Leopold Pfaundler, thành viên của Viện Vật lý viết thư cho vị linh mục nói rằng thiết bị hoàn toàn chính xác trên lý thuyết lẫn thực tế. Nếu có sai sót thì chẳng qua đây là phiên bản đầu tiên, và dễ dàng được hoàn thiện sau các điều chỉnh nhỏ.

Phát minh phức tạp của linh mục Musger đã có thể chỉnh lỗi nhập nhoạng khi chiếu phim, nhưng đồng thời vô tình tạo ra một hiệu ứng phụ: Bằng việc quay phim tốc độ 32 khung hình/giây, gấp đôi tốc độ bình thường, trong quá trình ghi hình và khi trả ngược về tốc độ thông thường, hiệu ứng chuyển động chậm sẽ xuất hiện.

CHINH PHỤC NGƯỜI XEM

Linh mục Musger đăng ký bằng sáng chế vào năm 1907 sau khi đã cải tiến phát minh. Cùng lúc đó, ngài sáng lập công ty Prof. Musger Kinetoscope GmbH ở Berlin để chế tạo và bán máy chiếu trước khi mở rộng hoạt động đến Ulm vào năm sau. Ðáng tiếc là vị linh mục không đi xa hơn với phát minh của mình. Máy chiếu gặp trục trặc kỹ thuật, và dù có trao đổi với các hãng Zeiss, Messter’s Projection, và Steinheil & Sohne, ngài không thể thuyết phục bất kỳ công ty nào đầu tư vào công nghệ mới. Cha Musger không còn đủ nguồn tài chính để duy trì bằng sáng chế và mất tất cả vào năm 1912.

Chính ông Hans Lehmann, một kỹ thuật viên của Ernemann và từng tiếp xúc với linh mục Musger trước đó, đã lấy ý tưởng trên và cải thiện chúng, chế tạo thành công một hệ thống chuyển động chậm gây thuyết phục hơn trước công chúng vào năm 1914. Thế nhưng, Lehmann không bao giờ công khai nhận thiết bị của mình dựa trên công trình của linh mục Musger, và chỉ thừa nhận trong những trao đổi riêng. Cũng vì thế mà vị linh mục Áo chưa bao giờ nhận được gì từ doanh thu của thiết bị này để có thể dùng nó cho các hoạt động bác ái.

Cha Musger qua đời ngày 30.10.1929 tại giáo phận Graz-Seckau mà không tận mắt chứng kiến phát minh của mình đã tác động mạnh mẽ thế nào đến thế giới phim ảnh.
 

Nguồn tin: Chiến sĩ Chúa Ki-tô


 
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  Ẩn/Hiện ý kiến

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

DC VC NVB Tach nen
BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM
THÁNH CA
HỌC HỎI LỜI CHÚA
  •   Đang truy cập 121
  •   Máy chủ tìm kiếm 3
  •   Khách viếng thăm 118
 
  •   Hôm nay 3,788
  •   Tháng hiện tại 969,576
  •   Tổng lượt truy cập 80,902,476