CN 4 PS B 4

Giáo lý cho bài giảng Chúa nhật 4 Phục Sinh năm B  

Để hỗ trợ các nhà giảng thuyết thuận tiện hơn trong việc thêm giáo lý vào bài giảng, Ban Biên tập WHĐ xin được trích dẫn những điểm giáo lý phù hợp với các bài đọc Kinh Thánh của lễ Chúa nhật 4 Phục sinh năm B theo sự theo hướng dẫn của Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích.

+SOI CHI DO (B)

Sợi chỉ đỏ Chúa nhật IV Phục Sinh - Năm B  

Chủ đề: Tình yêu Thiên Chúa đối với chúng ta

ga 6 44 51

Thứ Năm Tuần III Phục Sinh - Năm B  

Cuộc sống người Kitô hữu là cuộc sống giữa những lôi kéo, giằng co, giữa chính và tà, giữa thiện và ác, giữa Thiên Chúa và Xatan. Tâm hồn con người là hiện trường của những cuộc giao đấu không ngơi nghỉ. Hãy để cho Cha lôi kéo bằng cách nghe và đón nhận giáo huấn của Cha. Lời dạy dỗ của Cha có khi chỉ nghe được trong thầm lặng. Lời ấy đưa ta đến với Giêsu, Đấng duy nhất thấy Cha, biết Cha (c. 46). Hãy tin vào Giêsu để được Sự Sống vĩnh cửu (cc. 44. 47). Hãy ăn Tấm Bánh Giêsu để được Sự Sống ngay từ đời này (c. 51).

43

Thứ Tư Tuần III Phục Sinh - Năm B  

Thiên Chúa Cha muốn gửi gắm chúng ta cho Chúa Giêsu lo liệu. “Tất cả những kẻ Người đã ban cho tôi, tôi sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết” (c. 39). Hãy đến với Chúa Giêsu để nhận được sự bảo vệ của Thiên Chúa. Hãy tin vào Ngài và cùng với Ngài đi trên con đường gập ghềnh, bạn sẽ đến được quê hương vĩnh cửu đang chờ đợi bạn.

CN 4 PS B 1

Bài đọc Chúa nhật IV Phục Sinh - Năm B  

Xin trân trọng gửi đến Quý độc giả các bài đọc Chúa nhật IV Phục Sinh - Năm B.

THU 3

Thứ Ba Tuần III Phục Sinh - Năm B

Đến với và tin vào Đức Giêsu ta sẽ tìm được thức ăn tinh thần. Lời dạy dỗ của Ngài là bánh từ trời đích thực, vượt hẳn manna xưa. “Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra” (Đnl 8, 3). Đức Giêsu là Ngôi Lời của Thiên Chúa, nên lời của Ngài sẽ là bánh đem lại sự sống cho bất cứ ai tin. Tạ ơn Cha đã nuôi chúng ta bằng Tấm Bánh Giêsu, Bánh từ trời xuống.

23ps

Thứ Hai Tuần III Phục Sinh - Năm B

Sau phép lạ bánh hóa nhiều, khi đám đông định tôn Đức Giêsu lên làm vua, chắc họ đã nghĩ đến sự bảo đảm về mặt vật chất mà Ngài mang lại. Lúc nào cũng có bánh ăn no nê, đó là ước mơ của nhiều người nghèo thời ấy. Nhưng Đức Giêsu đã từ chối đứng lên khởi nghĩa dành độc lập. Ngài không phải là một Mêsia làm chính trị. Bánh và cá mà Ngài giúp họ tạm thời vượt qua cơn đói chỉ là thứ lương thực mau hư nát dành cho xác thân (c. 27). Lương thực đó là dấu chỉ cho một thứ lương thực khác Ngài sắp ban. Đó là lương thực thường tồn đem lại sự sống vĩnh cửu (c. 27). Hẳn nhiên, lương thực sau này quan trọng hơn nhiều. Theo Mẹ Têrêsa Calcutta, người nghèo hôm nay cần cơm bánh, nhưng còn cần những thức ăn tinh thần khác nữa.

Title Page

Suy niệm lời Chúa Chúa nhật III Phục Sinh: Lời chứng "mục sở thị" của các tông đồ

Để nói về một điều gì đó đã được nhìn thấy chắc chắn, người Việt chúng ta rất quen thuộc với từ ngữ Hán Việt: "mục sở thị". Từ ngữ này có nguồn gốc từ thành ngữ gốc Hán "Thập mục sở thị, thập thủ sở chỉ" (十 目 所 視 十 手 所 指), có nghĩa là: Mười mắt trông thấy, mười tay trỏ vào, tức một việc đã hiển nhiên, không chối cãi được. Lời chứng về Tin mừng phục sinh được trình bày trong bài Tin Mừng theo thánh Luca (Lc 24, 33-48) hôm nay cũng trọn vẹn giá trị hiển nhiên, không chối cãi được như thế. Vì quả thực các tông đồ và môn đệ đã "thập mục sở thị, thập thủ sở chỉ", mười mắt đã trông thấy, mười tay đã được chạm vào Chúa phục sinh.

cn3ps

Chúa nhật III Phục Sinh - Năm B

Sau khi về với Cha, Thầy Giêsu muốn các môn đệ trở thành những chứng nhân cho sự phục sinh của Thầy. Họ sẽ không đi rao giảng tin buồn về một vĩ nhân đã chết, nhưng sẽ đi loan báo Tin Mừng về một Đấng đã chết nhưng nay đang sống, Đấng ấy đã đến gặp họ, và đang hoạt động với họ. Chính vì thế các môn đệ cần một kinh nghiệm sâu xa. Đấng phục sinh đích thân hiện ra để cho họ kinh nghiệm đó.

"Sự hiện diện huyền nhiệm" (Bài suy niệm của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

"Sự hiện diện huyền nhiệm" (Bài suy niệm của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

Đọc Phúc Âm, chúng ta thấy một điều kỳ lạ: sau khi Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết, các môn đệ không nhận ra Người. Trước đó, các ông đã có những tháng năm sống với Thày mình, đã cùng ăn uống với Thày, đã được Thày giáo huấn dạy dỗ, mà nay lại không nhận ra Người! Cả những người phụ nữ đã đi theo Chúa để phục vụ Người, nay cũng không nhận ra. Maria Mađalêna tưởng Chúa là một người làm vườn, nên xin với “người làm vườn” ấy chỉ cho biết chỗ để xác Thày mình. Hai môn đệ trên đường Emmaus không nhận ra Chúa khi đàm đạo với Người. Thánh Luca còn thêm chi tiết: mắt các ông bị bao phủ. Và trong Bài Tin Mừng hôm nay, các môn đệ kinh hồn bạt vía khi thấy Chúa và tưởng là thấy ma.

CN 3 PS B 3

Chú giải Lời Chúa Chúa nhật III Phục Sinh - Năm B

Phụng Lời Chúa Chúa nhật III Phục Sinh dâng hiến cho chúng ta những lời chứng mới về biến cố Phục Sinh; nhưng mầu nhiệm vinh quang này được bày tỏ ở đây trong mối liên hệ với mầu nhiệm Thương Khó của Đấng Mê-si-a đau khổ.

27ps

Thứ Bảy Tuần II Phục SInh - Năm B

Tin Mừng của thánh Gioan không nói cho ta biết tại sao sau đó các môn đệ lại chèo thuyền qua Caphácnaum, ở bờ bên kia (c. 16). Nhưng theo Tin Mừng Marcô, Đức Giêsu đã bắt buộc họ (Mc 6, 45). Ngài rõ ràng không muốn họ dính dáng vào chuyện chính trị này. Bị Thầy bắt qua lại bờ bên kia khi chiều đã sụp tối, trong khi dân chúng và Thầy còn ở bờ bên này, điều ấy chẳng dễ chịu chút nào cho các môn đệ.

26ps

Thứ Sáu Tuần II Phục SInh - Năm B

Mầu nhiệm chia sẻ vẫn làm chúng ta ngỡ ngàng, sửng sốt. Chia sẻ là biến điều ít ỏi ta đang có trở thành kho báu vô tận cho mọi người. Chia sẻ làm chúng ta chẳng vơi đi, nhưng còn mãi. Hơn năm ngàn con người đã được ăn tùy ý, được no nê, được dư thừa. Gần một tỷ con người sống trên trái đất hôm nay cũng mong được như vậy.


Các tin khác

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM
THÁNH CA
HỌC HỎI LỜI CHÚA
  •   Đang truy cập 202
  •   Máy chủ tìm kiếm 17
  •   Khách viếng thăm 185
 
  •   Hôm nay 24,127
  •   Tháng hiện tại 664,899
  •   Tổng lượt truy cập 80,597,799