Bài 2: Lịch sự khi ăn uống

Thứ hai - 06/12/2021 19:30      Số lượt xem: 3001

Bữa ăn gia đình rất quan trọng, góp phần làm cho gia đình được hạnh phúc; nên em luôn ăn cơm chung với bố mẹ và anh chị em, tránh ngồi riêng hoặc vừa ăn vừa xem tivi, chơi game hoặc đọc truyện.


Lời giới thiệu lớp học Nhân bản
Các em thiếu nhi thân mến,
Trước  khi là người tin hữu tốt, cần phải là một công dân tốt, một người trưởng thành về nhân bản. Chính vì thế, đường hướng của Ủy ban mục vụ Giáo lý – Thiếu nhi Thánh Thể Giáo phận đã rất đúng đắn khi ghép đôi chương trình Giáo lý và Nhân bản trong các cấp học giáo lý (Theo thông báo của Cha trưởng Ban Giáo lý – Thiếu nhi Thánh Thể trong cuộc họp Thường huấn tháng 10/2021).
Để hỗ trợ cho chương trình đào tạo của Ủy Ban Giáo lý – Thiếu nhi Thánh Thể vừa nêu, trang web Giáo phận mở thêm chuyên mục Giáo dục Nhân bản. Chuyên mục này sẽ đăng theo hình thức từng bài như một lớp học, mỗi tuần đăng 1 bài vào thứ Hai hàng tuần. Khi thuận tiện hơn và có sự chuẩn bị chu đáo  hơn, Ban biên tập sẽ làm các video lớp học để việc học được tiếp nhận dễ dàng hơn.
Để phù hợp với khả năng tự học của các em thiếu nhi, mỗi tiết học (tương đương mỗi bài học được đăng một lần) chỉ mất thời gian khoảng 5 phút. Chỉ với 5 phút đọc, các em thiếu nhi sẽ có những gợi ý áp dụng thực tập cả ngày và có thể ảnh hưởng lên cuộc sống cả một đời! Xin phó thác các em cho bàn tay dìu dắt từ ái của Chúa Giêsu, Đấng rất yêu mến các em.
Giáo trình Nhân bản này được sử dụng lại từ những tài liệu có sẵn. Ban biên tập xin cảm ơn các tác gải và soạn giả.
Xin giới thiệu cùng các em thiếu nhi và mong rằng lớp học này mang lại đôi chút ích lợi cho các em.
Ban Văn hóa – Truyền thông
 
BÀI 2 : LỊCH SỰ KHI ĂN UỐNG
Lời Chúa: “Vậy, dù ăn, dù uống, hay làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” (1 Cr 10,31).
 
6. Trước bữa ăn em nhớ làm Dấu Thánh Giá cầu nguyện cảm ơn Chúa cho em có của ăn để nuôi dưỡng thân xác. Sau đó, em mời những người trên dùng cơm để thể hiện tính lễ phép, biết ơn.
 
7. Đến bữa ăn, người nhỏ hơn không được ngồi vào bàn trước người lớn tuổi hoặc có chức vị lớn hơn mình.
 
8. Đến giờ ăn, em đang làm việc gì thì cũng phải dừng lại để chuẩn bị vào bàn ăn; bởi vì giờ ăn còn là giờ thể hiện và nối kết tình thân trong gia đình.
 
9. Bữa ăn gia đình rất quan trọng, góp phần làm cho gia đình được hạnh phúc; nên em luôn ăn cơm chung với bố mẹ và anh chị em, tránh ngồi riêng hoặc vừa ăn vừa xem tivi, chơi game hoặc đọc truyện.
 
10. Khi ăn, em tránh dùng đũa, muỗng, nĩa của mình đang ăn để lấy thức ăn chung, phải lấy những muỗng nĩa chung để lấy thức ăn chung.
 
11. Khi ăn các món lỏng như: canh, cháo súp… em nên dùng nhẹ nhàng để tránh tạo ra những âm thanh.
 
12. Nếu có sử dụng nước uống, nên uống từng hớp, đừng uống khi trong miệng đầy đồ ăn; cũng đừng vừa nhai đồ ăn lại vừa nói chuyện. Tránh hò hét trước khi uống.
 
13. Khi gắp thức ăn, nên nhìn trước sẽ gắp phần thức ăn nào, rồi mới đưa đũa ra gắp. Tránh việc dùng đũa “đào bới” trong đĩa thức ăn chung, rất khó coi và mất vệ sinh.
 
14. Trong khi ăn, em không chê trách hay cáo tội người khác trong bữa ăn, và cũng không chê các món ăn khi món ăn không được ngon; trái lại, nên có lời khen về một điểm nào đó về các món ăn đang dùng.
 
15. Khi để lại phần ăn cho người vắng mặt, phải để riêng ra trước khi dùng bữa.

-----------------------
Bài đã đăng
Bài 1: 
Sự cần thiết giáo dục nhân bản

 
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  Ẩn/Hiện ý kiến

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

DC VC NVB Tach nen
BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM
THÁNH CA
HỌC HỎI LỜI CHÚA
  •   Đang truy cập 217
  •   Máy chủ tìm kiếm 8
  •   Khách viếng thăm 209
 
  •   Hôm nay 29,068
  •   Tháng hiện tại 1,015,985
  •   Tổng lượt truy cập 79,764,669