Bài 13: Lịch sự trong giáo tế

Thứ hai - 28/02/2022 14:40      Số lượt xem: 1741

Lời Chúa: “Chớ gì đừng có ai coi thường anh vì anh còn trẻ. Trái lại, anh hãy nên gương mẫu cho các tín hữu về lời ăn tiếng nói, về cách cư xử, về đức ái, đức tin và lòng trong sạch.” (1 Tm 4,12).

ky nang giao tiep
Lời giới thiệu lớp học Nhân bản

Các em thiếu nhi thân mến,
Trước  khi là người tin hữu tốt, cần phải là một công dân tốt, một người trưởng thành về nhân bản. Chính vì thế, đường hướng của Ủy ban mục vụ Giáo lý – Thiếu nhi Thánh Thể Giáo phận đã rất đúng đắn khi ghép đôi chương trình Giáo lý và Nhân bản trong các cấp học giáo lý (Theo thông báo của Cha trưởng Ban Giáo lý – Thiếu nhi Thánh Thể trong cuộc họp Thường huấn tháng 10/2021).

Để hỗ trợ cho chương trình đào tạo của Ủy Ban Giáo lý – Thiếu nhi Thánh Thể vừa nêu, trang web Giáo phận mở thêm chuyên mục Giáo dục Nhân bản. Chuyên mục này sẽ đăng theo hình thức từng bài như một lớp học, mỗi tuần đăng 1 bài vào thứ Hai hàng tuần. Khi thuận tiện hơn và có sự chuẩn bị chu đáo  hơn, Ban biên tập sẽ làm các video lớp học để việc học được tiếp nhận dễ dàng hơn.

Để phù hợp với khả năng tự học của các em thiếu nhi, mỗi tiết học (tương đương mỗi bài học được đăng một lần) chỉ mất thời gian khoảng 5 phút. Chỉ với 5 phút đọc, các em thiếu nhi sẽ có những gợi ý áp dụng thực tập cả ngày và có thể ảnh hưởng lên cuộc sống cả một đời! Xin phó thác các em cho bàn tay dìu dắt từ ái của Chúa Giêsu, Đấng rất yêu mến các em.

Giáo trình Nhân bản này được sử dụng lại từ những tài liệu có sẵn. Ban biên tập xin cảm ơn các tác gải và soạn giả.
Xin giới thiệu cùng các em thiếu nhi và mong rằng lớp học này mang lại đôi chút ích lợi cho các em.
Ban Văn hóa – Truyền thông
 
BÀI 13 : LỊCH SỰ TRONG GIAO TẾ

 
121. Hai người đang nói chuyện với nhau, mà em có chuyện cần muốn gặp một trong hai người đó, em phải xin phép người kia.
 
122. Nên gọi chính tên của mỗi người, không dùng biệt danh để gọi họ. Ví dụ: H khùng, T què…
 
123. Khi muốn thưa chuyện với người trên thì em nên gọi chức vụ của họ. Ví dụ: Thưa cha xứ, thưa cha phó, thưa ông chủ tịch, thưa bác sĩ…
 
124. Nói với người trên bao giờ cũng tỏ ra tôn kính, như: dạ, vâng, thưa không, thưa biết; chứ đừng nói trống: hả, ừ, biết, không, muốn… hoặc chỉ lắc, gật đầu!
 
125. Khi ngồi trên xe buýt,… em thấy có người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, người tàn tật, em nên nhường chỗ ngay.
 
126. Khi thấy có người già, trẻ em cần qua đường, em hãy sẵn sàng giúp họ.
 
127. Không nên đùa giỡn chọc ghẹo người khác bằng những lời lẽ mang nội dung hạ phẩm giá của họ. Ví dụ: “Chị quá khổ người thế này, sống chi cho chật đất!”, hoặc “chị xấu thế này sao lấy chồng được!”…
 
128. Không ưa ai, em cũng không được gọi họ là thằng, nó, con mẹ đó… trái lại, luôn lịch sự dựa trên địa vị, tuổi tác người đó mà nói. Cụ thể: ông cụ X, chị Z, bà A…
 
129. Cũng không đối thoại với ai bằng cách xưng hô mày tao, mà nên thân mật gọi nhau bằng anh, chị, em hoặc gọi tên nhau.
 
130. Muốn bắt tay ai, người dưới phải đợi người trên đưa tay ra trước.
 
131. Khi nói chuyện với ai, em phải nhìn vào mặt người đang nói.
 
132. Phải tôn trọng nhau trước tập thể, dù em quá quen thân với họ, nếu người ấy có chức vụ, em phải tỏ ra tôn kính, chứ đừng tỏ cử chỉ suồng sã, kiểu cá mè một lứa.
__________          __________
 

 
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  Ẩn/Hiện ý kiến

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

DC VC NVB Tach nen
BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM
THÁNH CA
HỌC HỎI LỜI CHÚA
  •   Đang truy cập 275
  •   Máy chủ tìm kiếm 5
  •   Khách viếng thăm 270
 
  •   Hôm nay 9,579
  •   Tháng hiện tại 709,033
  •   Tổng lượt truy cập 80,641,933