SUY NIỆM Lời Chúa Hàng Ngày Suy Niệm Hàng Ngày

Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống - Năm B

Thánh Thần là Đấng đem lại biết bao điều mới. Nhờ Thánh Thần, ta thấy Chúa Giêsu luôn luôn mới. Càng đến gần, ta càng thấy Ngài siêu việt. Càng biết rõ Ngài, ta càng thấy Ngài lôi cuốn. Nhờ Thánh Thần, Lời Chúa Giêsu luôn luôn mới. Ðó không phải là những dòng chữ chết khô, nhưng là ánh sáng cho mọi hoàn cảnh của cuộc sống

Thứ Bảy Tuần VII Phục Sinh - Năm B

Đức Giêsu đã không bảo là anh này sẽ không chết, hay anh còn sống mãi cho đến ngày Ngài quang lâm (c. 23). Khi cuốn Tin Mừng Thứ Tư được viết xong vào cuối thế kỷ thứ nhất, thì người môn đệ kia đã qua đời, nhưng không được phúc tử đạo. Như thế tiếng đồn về câu nói của Đức Giêsu là sai sự thật (c. 22). Những gì anh để lại cho thế giới là cuốn Tin Mừng Thứ Tư. “Chính môn đệ này làm chứng về những điều đó và đã viết ra. Chúng tôi biết rằng lời chứng của người ấy là xác thực” (c. 24).

Thứ Sáu Tuần VII Phục Sinh - Năm B

Câu chuyện của bài Tin Mừng hôm nay diễn ra bên bờ hồ, một cái hồ mang nhiều tên gọi: hồ Galilê, hồ Ghennêxarét, hồ Tibêriát. Cái hồ quen thuộc đầy ắp kỷ niệm giữa Thầy và trò. Nơi đây tiếng gọi đầu tiên của Thầy Giêsu đã vang lên: Hãy theo Thầy. Tiếng ấy đã khiến họ từ bỏ nghề sông nước để lên bờ, đi theo ông thợ mộc làng Nazareth. Bao lần Thầy trò đi qua cái hồ rộng như biển này. Sóng gió họ cũng đã gặp, vui buồn họ cũng đã từng.

Thứ Năm Tuần VII Phục Sinh - Năm B

Bài Tin Mừng hôm nay là phần cuối của Lời Nguyện sau Tiệc Ly. Đức Giêsu cầu nguyện, không phải cho các môn đệ đang hiện diện, nhưng cho các môn đệ tương lai, là chính chúng ta, những người tin nhờ nghe lời giảng của các môn đệ đi trước (c.20). Hôm nay Đức Giêsu là Thượng Tế trên trời, là Đấng Trung Gian duy nhất, vẫn dâng lên Chúa Cha lời nguyện tương tự.

Thứ Tư Tuần VII Phục Sinh - Năm B

Thánh thiện là thuộc tính của Thiên Chúa Cha, nhưng Đức Giêsu cũng được gọi là Đấng Thánh của Thiên Chúa (Ga 6, 69), và Đấng Phù Trợ được gọi là Thánh Thần (Ga 14, 26). Thánh thiện là nét chung của Ba Ngôi, tách biệt Ba Ngôi khỏi thế giới, dù thế giới vẫn là đối tượng để Ba Ngôi luôn cùng nhau hướng về. Ba Ngôi vẫn muốn chia sẻ sự thánh thiện của mình cho thế giới. “Các ngươi phải nên thánh vì Ta là Đấng Thánh” (Lv 11, 44). Đức Giêsu xin Cha thánh hóa các môn đệ (c. 17),

Thứ Ba Tuần VII Phục Sinh - Năm B

Đức Giêsu vẫn bắt đầu lời nguyện bằng tiếng Abba quen thuộc. Ngài như muốn tóm kết công việc Cha giao phó, đó là việc tôn vinh Cha qua cuộc sống trên trần gian này (c. 4). Bây giờ đã đến giờ Ngài về với Cha, nên Ngài nài xin: “Xin Cha tôn vinh Con Cha, để Con Cha tôn vinh Cha” (c. 1). Cái chết tự hạ trên thập giá là cử chỉ vâng phục vì yêu thương của Con, là cử chỉ cao nhất của Con nhằm tôn vinh Cha.

Thứ Hai Tuần VII Phục Sinh - Năm B

Thánh Luca hẳn đã dựa vào một nguồn tài liệu riêng để viết nên đoạn Tin Mừng rất ngắn này. Khung cảnh có vẻ diễn ra ở ngoài trời, có đám đông dân chúng. Đức Giêsu đang giảng dạy, còn dân chúng thì nghe. Bất ngờ có một phụ nữ cất cao giọng mà nói với Ngài rằng: “Phúc cho lòng dạ đã cưu mang Thầy, và vú đã cho Thầy bú mớm.”

Lễ Chúa Thăng Thiên - Năm B

Được phục sinh là điều kỳ diệu, chưa từng thấy. Đấng từ thế giới Thiên Chúa bước xuống thế giới con người, sau khi hoàn tất công trình cứu độ, lại trở về với Thiên Chúa. Lễ Thăng Thiên là lễ mừng Con Thiên Chúa thành công. Chính Thiên Chúa Cha rước Con về, đưa Con lên, tôn vinh Con trong thế giới thần linh vĩnh cửu. Người Con này có trọn vẹn thần tính và nhân tính. Ngài là Con Người đầu tiên đi vào thế giới của Thiên Chúa,

Thứ Bảy Tuần VI Phục Sinh - Năm B

Khi sắp được về hưởng niềm vui bên Chúa Cha (Ga 14, 28), thấy các môn đệ buồn phiền, Thầy Giêsu đã nói nhiều về niềm vui. Thầy muốn chia sẻ cho họ niềm vui của mình, Ba lần Ngài nói đến niềm vui trọn vẹn hứa ban cho họ (Ga 15,11; 16,24; 17,13). Ngài còn hứa cho họ niềm vui mà không ai sẽ lấy được (Ga 16, 22). Chuẩn bị mừng lễ Chúa Thăng Thiên, chúng ta xin được niềm vui đó, niềm vui của những người đã chạm đến trời cao.

Thứ Sáu Tuần VI Phục Sinh - Năm B

Hiếm khi một đoạn Tin Mừng ngắn mà lại có nhiều từ nói đến niềm vui, nỗi buồn như vậy. Khi sắp bước vào cuộc Khổ nạn, Đức Giêsu không giấu các môn đệ về những thử thách đang chờ họ. Khóc lóc, lo buồn, than van là những điều họ sẽ phải trải qua (c. 20). Nhưng tâm trạng đó chỉ là tạm thời. Niềm vui khi thấy Thầy phục sinh mới là điều còn mãi (c. 22). Không có một Kitô giáo buồn. Niềm vui là một trong những nét đặc trưng của Kitô giáo, bởi lẽ Kitô giáo phát sinh từ Tin Mừng rộn rã, từ tiếng reo Halleluia :

Thứ Năm Tuần VI Phục Sinh - Năm B

Trong bầu khí của bữa Tiệc Ly, Thầy Giêsu nói với các môn đệ một câu đối với họ là khó hiểu: “Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy” (c. 16). Câu này có thể dễ hiểu với chúng ta vì chúng ta biết rõ cái chết trên thập giá đang chờ Thầy Giêsu. Chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, cái chết này sẽ khiến các môn đệ không còn được thấy Thầy nữa.

Thứ Tư Tuần VI Phục Sinh - Năm B

Ðức Giêsu khi sắp về với Cha, đã chấp nhận giới hạn của các môn đệ. Ngài chưa nói hết được những điều Ngài muốn nói, nhưng Ngài không muốn ép họ phải cố hiểu. Cần có thời gian, và nhất là cần Thánh Thần... Ðức Giêsu chấp nhận ra đi khi việc huấn luyện còn dang dở. Ngài chấp nhận mình không phải là vị thầy duy nhất: Sau này, Thánh Thần sẽ dạy anh em mọi điều (Ga 14,26).

Thứ Ba Tuần VI Phục Sinh - Năm B

Thầy Giêsu đã an ủi bằng cách nói rằng mình đi để dọn chỗ cho họ. Rồi Thầy trò lại được chung sống bên nhau (Ga 14, 1-3). Chuyện Thầy về với Cha lẽ ra phải làm họ vui sướng, vì Thầy được Cha tôn vinh (Ga 14, 28). Nhưng lý do chính khiến Thầy ra đi là nhằm lợi ích cho môn đệ. “Nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em; nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em” (c. 7). Rõ ràng sau khi Đức Giêsu chết, phục sinh, hiện ra nhiều lần và lên trời, sau khi các môn đệ không còn thấy Ngài nữa.

 

VIDEO

LIÊN KẾT DANH MỤC

THỐNG KÊ TRUY CẬP

  •   Đang truy cập 139
  •   Máy chủ tìm kiếm 4
  •   Khách viếng thăm 135
 
  •   Hôm nay 18,177
  •   Tháng hiện tại 903,126
  •   Tổng lượt truy cập 82,211,102